Trong thơ ca Cửa_biển_Thần_Phù

Ca dao Việt Nam có câuLênh đênh qua cửa Thần PhùKhéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.

Từ việc chèo lái con thuyền qua cửa Thần Phù là nơi có dòng nước xoáy rất nguy hiểm, câu ca dẫn đến việc phải chèo lái con thuyền cuộc đời qua cửa biển trần gian. Từ chỗ chèo lái con thuyền đi đến việc tu thân tích đức trong cuộc đời. Theo chữ nho thì tu có nghĩa là sửa, còn tu thân là sửa mình. Ở đâu mà không phải sửa mình, vì nhân vô thập toàn, nếu còn khuyết điểm thì còn phải sửa.

Trong thơ Nguyễn Trãi

:Quá Thần Phù hải khẩu

Thần Phù hải khẩu dạ trung quaNại thử phong thanh nguyệt bạch hàGiáp ngạn thiên phong bài ngọc duẩnTrung lưu nhất thủy tẩu thanh xàGiang sơn như tạc anh hùng thệThiên địa vô tình sự biến đaHồ Việt nhất gia kim hạnh đổTứ minh tòng thử tức kình ba.

:Qua cửa biển Thần Phù - Người dịch: Hoàng Khôi

Thần Phù qua bến ánh giăng lồngGió mát canh khuya cảnh vĩ hùngNghìn ngọn theo bờ, hình lá trúcMột chiều giữa bể uốn thân rồngNước non như cũ người đâu vắngGiời đất vô tình việc rối bồngHồ Việt một nhà may được thấyTừ nay kình ngạc sạch dòng sông
Thơ Lê Thánh Tông

Thế kỷ XV, Hồ Quý Ly đã cho tải đá lấp kênh lẫm để xây thành, tạo thêm sự hiểm trở cho việc bày trận. Vua Lê Thánh Tông đi chiến thuyền qua đây để chinh phạt phương Nam, đã có thơ về toà thành này:[3]

Chương Hoàng trọng tải điền hà thạchLa Viện khinh thừa áp lãng du"

Dịch là:

Vua Chương Hoàng (Hồ Quý Ly) chở đá nặng lấp sông TiênLa Viện cưỡi thuyền nhẹ dẹp sóng)

Giáo phận Phát Diệm
Phát Diệm là một giáo phận quan trọng với bề dày lịch sử của một nôi đạo phồn thịnh. Trong cuộc hành trình truyền giáo tại Việt Nam, tàu chở linh mục Alexandre de Rhodes cập bến Cửa Ba Làng đúng vào ngày 19-03-1627, ngày lễ kính thánh Giuse. Từ đó, Đắc Lộ đi qua cửa Thần Phù giảng đạo tại Văn Nho, giảng đạo tại Chợ Bò. Thành quả hoạt động truyền bá Tin Mừng của Đắc Lộ đã đặt được nền móng tương đối vững chắc cho nên thời đó người Công giáo truyền tụng câu ca dao:[5]

"Thứ nhất đền thánh Pha-PhaThứ nhì Cửa Bạng,Thứ ba Thần Phù".

Cửa Thần Phù cách Tòa Giám mục Phát Diệm ngày nay khoảng 8 cây số về mạn Tây. Giữa cửa Thần Phù có xứ đạo Hảo Nho, thuộc xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình ngày nay. Theo truyền thuyết rằng chính tại Hảo Nho, Đắc Lộ dựng một cây thánh giá xây bằng vôi, chiều cao và chiều ngang 1 mét 6 tấc, cánh thánh giá có hình bánh lái tàu, đặt trên đỉnh núi cao.